June 28, 2021

Minh oan cho túi nilon

Trước vấn nạn ô nhiễm môi trường, cả thế giới kêu gọi giảm thiểu rác thải từ nhựa và dường như ngày càng có những kết quả tích cực. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 xuất hiện lại khiến tất cả quay trở lại con số 0. Nhiều chuyên gia nhận định rằng, sự bùng phát của đại dịch như một lời minh oan mạnh mẽ cho rác thải nhựa, túi nilon, và tất cả những chế phẩm từ nhựa. Vậy nên có cái nhìn như thế nào mới là đúng đắn?

Tóm tắt việc phản đối sử dụng túi nilon tại Việt Nam và trên thế giới

Theo các tài liệu nghiên cứu trên thế giới, mỗi năm con người thải ra môi trường 300 triệu tấn rác thải nhựa, trong đó có 8 triệu tấn đổ thẳng ra đại dương. Rác thải nhựa dù ở sông, đại dương hay trên đất liền, có thể tồn tại trong môi trường từ 450 - 1000 năm để phân huỷ. Đặc biệt, một báo cáo mới đây tại Hội nghị Davos, Thuỵ Sĩ, nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, ước tính lượng rác thải nhựa thải xuống biển đến năm 2050 sẽ nhiều hơn lượng cá (tính theo trọng lượng), đe doạ nghiêm trọng đến hệ sinh thái và môi trường đại dương.
Còn tại Việt Nam, theo các kết quả nghiên cứu, nước ta đứng thứ 4 trên thế giới về lượng rác thải nhựa ra biển, với 0,28 - 0,73 triệu tấn mỗi năm (tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa xả ra biển của thế giới). Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa, túi nilon ở Việt Nam vẫn ở mức rất cao, chiếm khoảng 8-12% trong chất thải rắn sinh hoạt. Thế giới đã đánh giá tỉ lệ chất thải nhựa phát sinh đối với nước có thu nhập trung bình như Việt Nam chiếm 12% lượng chất thải rắn phát sinh. Nếu trung bình 10% số lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ ở Việt Nam sẽ xấp xỉ 2,5 triệu tấn/ năm và tăng dần theo từng năm.
Chính vì những con số đáng báo động đó, không chỉ ở Việt Nam mà từ khắp nơi trên thế giới, con người kêu gọi hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon và đồ nhựa dùng một lần, chỉ sử dụng khi không còn biện pháp thay thế nào khác. Chúng ta còn khuyến khích nhau thay vì dùng đồ nhựa hãy dùng các sản phẩm có thể tái sử dụng nhiều lần như: túi vải, đồ bằng sứ, gỗ, thuỷ tinh, hoặc sử dụng các sản phẩm có thể phân huỷ sinh học hoàn toàn.
Đặc biệt ở Việt Nam, phong trào “Chống rác thải nhựa" đã và đang được cộng đồng hưởng ứng, quan tâm, đồng thuận cao. Các bộ, ban ngành, địa phương, toàn xã hội đã cùng chung tay tham gia phong trào, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, của xã hội về biện pháp giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, ô nhiễm từ chất thải. Tuy nhiên, tất cả những hoạt động đó mới chỉ nằm ở tuyên truyền phát động, hoặc nếu đã thể hiện thành hành động thực tế thì vẫn còn nhỏ lẻ chưa thật sự tạo ra được kết quả cụ thể. Bởi thực tế việc thu gom và xử lý rác thải nhựa luôn là vấn đề rất nan giải, các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cho đến nay chưa có biện pháp xử lý phù hợp và hiệu quả.

Đại dịch Covid-19 là một sự minh oan cho túi nilon

Đại dịch Covid-19 xảy ra, ngay lập tức các cửa hàng tạp hoá và các cửa hàng thực phẩm khác trên toàn thế giới được tuyên bố được mở cửa vì là nơi cung cấp nhu yếu phẩm thiết yếu. Kể cả trên thế giới và Việt Nam thì các cửa hàng cũng đều sử dụng bao bì nhựa, túi nilon cho khách hàng. Đôi khi có những cửa hàng lựa chọn chỉ cung cấp túi nhựa bởi nếu khách hàng đề xuất đưa túi tái sử dụng hoặc túi vải của họ thì việc hạn chế tiếp xúc cũng là cần thiết. Đó là chưa kể đến các vật dụng y tế, hầu hết chúng đều được đựng trong túi nilon. Rất nhiều người cho rằng đại dịch là sự minh oan của nhựa.
Kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện, các nhà môi trường học đã lo ngại về việc gia tăng đáng kể rác thải từ những sản phẩm làm bằng nhựa để phục vụ công tác phòng chống, xét nghiệm và chữa bệnh như khẩu trang, găng tay, thiết bị y tế hay thậm chí là...áo mưa, túi nilon. Khủng hoảng Covid-19 đã làm bùng lên cuộc chạy đua sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân (viết tắt là PPE) giữa các quốc gia khi chính phủ các nước nhanh chóng tăng cường dự trữ khẩu trang, găng tay, tấm chắn ngăn giọt bắn và trang phục bảo hộ. Trước sự lây lan chóng mặt của loại virus này, nhiều nước còn khuyến khích hoặc yêu cầu công dân đeo khẩu trang nơi công cộng. Theo tờ The Verge, chỉ tính riêng tại Vũ Hán (Trung Quốc), nơi khởi phát dịch bệnh, lượng rác thải y tế tại các bệnh viện đã tăng gấp 6 lần so với trước khi đại dịch xảy ra.
Tuy nhiên, đây là một thực tế con người không thể chối cãi. Bộ trưởng Môi trường Thái Lan Varawut Silpa-archa thừa nhận thất bại trong cuộc chiến về rác thải nhựa, ông phát biểu: “Đừng chiến đấu trên nhiều mặt trận cùng một lúc. Bây giờ, ưu tiên số 1 vẫn là Covid-19”. Thậm chí, nhà hoạt động bảo vệ môi trường Lauren Singer luôn tự hào chưa bao giờ quăng thứ gì trong nhà ra bãi rác, Nhưng tháng trước, trong một bài viết trên trang Instagram có hơn 380.000 người theo dõi, Singer thừa nhận Covid-19 đã làm cô thay đổi. Cô nói rằng, “Tôi đã mua đồ đựng trong bọc nilon và rất nhiều loại khác mà không biết chúng có thể tái chế hay không. Tại sao tôi lại đi ngược lại điều tôi đã luôn khuyến khích mọi người làm theo?”, đó là vì Covid-19. Bởi khi cuộc sống và thu nhập của mọi người bị ảnh hưởng, họ sẽ không nghĩ đến chuyện bảo vệ môi trường. Và thực tế là, khi con người bị “giam lỏng" trong nhà, họ chọn cách đặt đồ ăn qua mạng. Có rất ít người đếm được mỗi ngày đã sử dụng bao nhiêu túi nilon, hộp xốp xong thời dịch bệnh.
Theo hãng thông tấn Bloomberg, hai công ty lớn chuyên sản xuất các sản phẩm polystyrene là Ineos Styrolution và Trinseo đã chứng kiến doanh số bán hàng tăng trưởng tới hai chữ số trong các ngành công nghiệp bao bì thực phẩm và chăm sóc sức khoẻ trong suốt tháng 2, 3 và 4.
Tại Mỹ, dịch Covid-19 đã khiến cuộc chiến chống nhựa một lần bị lãng quên. Đại dịch Covid-19 đã khiến mọi người ưu tiên vấn đề vệ sinh hơn bảo vệ môi trường. Các nhóm vận động hành lang cho ngành nhựa cũng tranh thủ những lo ngại sức khoẻ trong mùa dịch để tuyên truyền rằng sử dụng nhựa một lần là giải pháp hợp vệ sinh nhất so với các loại tái sử dụng. Và chỉ đến lúc dịch bệnh con người ta mới thật sự hiểu tầm quan trọng của túi nilon trong đời sống sinh hoạt.

Tầm quan trọng của túi nilon trong đời sống sinh hoạt

Càng ngày con người càng dễ dàng bỏ qua những ưu điểm của các loại túi nilon do những quan niệm cho rằng chúng không thân thiện với môi trường. Nhưng trên thực tế, túi nilon hay bao xốp, túi bóng, túi nhựa,... rất quan trọng trong đời sống sinh hoạt của chúng ta. Không bàn tới những ảnh hưởng với hệ sinh thái, túi nilon thật sự đem lại nhiều lợi ích cho các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, người tiêu dùng, và thậm chí cả môi trường nếu ta biết cách tận dụng cũng như sử dụng chúng hợp lý.

  • Túi nilon hữu ích với các cửa hàng tạp hoá, cửa hàng thực phẩm và ngay cả các siêu thị

Các nhà bán lẻ đã ủng hộ túi nilon từ khi chúng ra đời từ khoảng 50 năm trước nhờ những ưu điểm chính mà chúng mang lại như chi phí rẻ, dễ sử dụng và thuận tiện trong lưu trữ, đóng gói, xách mang đi,... Túi nilon có giá bán rẻ hơn khiến chúng ta có thể mua được số lượng lớn với chi phí thấp, trong khi chi phí bán túi giấy cao hơn rất nhiều. Còn với các loại túi vải tái chế, thân thiện với môi trường thì chi phí khá cao. Ngoài ra, túi nilon dễ dàng đóng gói hơn so với túi giấy, dù là không đáng kể nhưng túi nilon đòi hỏi không gian ít hơn so với túi giấy, cả trong kho lưu trữ và các quầy thu ngân.
Hơn hết, túi nilon có trọng lượng nhẹ hơn túi giấy cỡ 10 lần hoặc hơn, nên việc vận chuyển sẽ dễ dàng hơn. Túi tái sử dụng thậm chí còn chiếm nhiều không gian nhất và trong trọng lượng của chúng thường nặng hơn đáng kể so với túi nhựa và túi giấy.

  • Túi nilon và lợi ích đối với con người

Cũng giống như các nhà bán lẻ đã tìm thấy túi nilon là sự lựa chọn tốt hơn so với túi giấy thì những con số với người tiêu dùng lại nói lên tất cả. Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (EPA), người Mỹ sử dụng 100 tỷ túi nilon mua sắm hàng năm, và Hiệp hội Gỗ và Giấy Hoa Kỳ ước tính rằng người Mỹ sử dụng 10 tỷ túi mua sắm bằng giấy mỗi năm.
Dù vẫn có một số tác hại với môi trường nhưng túi nilon vẫn đem lại nhiều lợi ích thiết thực bởi nó có độ bền cao hơn so với túi giấy, có thể chống thấm, dễ dàng vận chuyển, nhất là trong trời mưa. Túi nilon còn có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như việc nhiều người sử dụng chúng lót thùng đựng rác hoặc để đóng gói và lưu trữ các đồ dùng nhỏ. Túi nhựa có thể tái sử dụng, có thể rửa sạch trong khi túi giấy thì không.

  • Tác dụng lợi ích với môi trường

Túi nilon có những tác động gây hại đến môi trường nhưng nếu con người ý thức hơn thì nó lại là một vật dụng vô cùng hữu ích. Túi nilon có thể được sử dụng làm vật dung thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải,... Các loại túi nilon sau khi sử dụng có thể thu gom lại và tái sử dụng, chỉ cần những việc làm đơn giản như vậy là chúng ta đã có thể chung tay xây dựng bảo vệ môi trường sống một cách tích cực hơn.

Xem thêm: Quy trình tái chế rác thải thành hạt nhựa

  • Lợi ích của việc in túi nilon đem lại trong kinh doanh

In túi nilon giúp các doanh nghiệp quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình. Chúng còn tạo mối liên kết giữa nhà kinh doanh và các khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và giúp khách hàng nhớ tới bạn lâu hơn. Tóm lại in túi nilon giúp tạo sự uy tín đối với người tiêu dùng.
Ngoài ra, túi nilon còn được sử dụng rộng rãi để mua sắm trong các siêu thị hay trung tâm thương mại. Chúng giúp đựng hàng hoá thực phẩm trong các khu chợ, đựng bản quản thức ăn trong gia đình.

Cần có một cái nhìn đúng đắn về việc sử dụng nhựa và túi nilon

Phân tích ưu nhược điểm của túi giấy, túi nhựa và túi vải (túi tái sử dụng)

  • Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng túi giấy

Túi giấy là một ưu tiên cho các nhà môi trường vì chúng mất một thời gian ngắn hơn để phân huỷ. Do hiệu quả của quá trình tái chế, rất nhiều túi giấy được tái chế trong 1 năm, điều này làm cho chúng trở thành một lựa chọn thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, việc sử dụng túi giấy đi kèm với nhiều bất lợi, bởi quá trình sản xuất túi giấy dẫn đến việc tiêu thụ hàng triệu gallon nước và thuốc tẩy được sử dụng để chuẩn bị bột giấy. Việc sử dụng như vậy có tác động xấu đến môi trường.
Quy trình sản xuất túi giấy rất tốn kém, cần nhiều năng lượng hơn 4 lần so với túi nhựa. Vào cuối chu kỳ người dùng thì giấy lại là chất ô nhiễm không khí nhiều hơn 70% so với nhựa. Hơn nữa, nó gây ô nhiễm đất và nước ngầm nhiều hơn 50% so với nhựa.

  • Ưu điểm và nhược điểm của túi tái sử dụng

Chúng không nhất thiết được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường nhưng là vật liệu cho phép sử dụng nhiều lần. Túi tái sử dụng có nhiều tuỳ chọn dựa trên vật liệu được sử dụng trong sản xuất. Một số vật liệu bao gồm vải, sợi tổng hợp, sợi gai dầu và polypropylene cũng như polyethylene. Ưu tiên cho các túi này là vì chúng có trọng lượng nhẹ, có thể giặt được.
Quy trình sản xuất hiệu quả hơn vì một số vật liệu đòi hỏi rất ít năng lượng để sản xuất và gây ô nhiễm môi trường ở mức độ rất nhỏ. Thực tế là những chiếc túi này có thể giúp bạn mang theo nhiều mặt hàng nhưng việc xách bằng tay quá nặng cũng sẽ gây khó khăn cho cơ thể bạn.

  • Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng túi nhựa

Túi nilon được coi là rất hiệu quả khi sử dụng làm túi đựng, chúng có thể giúp bạn đựng được gần như tất cả các loại sản phẩm mà bạn có thể tưởng tượng. Chúng cũng tương đối bền vì chúng có thể sử dụng nhiều lần. Điều này có nghĩa là chúng có thể có hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường.
Quá trình tái chế túi nhựa mất ít hơn 91% năng lượng so với quá trình tái chế túi giấy. Điều này được coi là một lợi thế, tỷ lệ tái chế túi nhựa là rất thấp. Trong thực tế, chỉ có 1-3% túi nilon được tái chế so với 10-15% túi giấy. Bên cạnh đó là các vấn nạn mà túi nhựa tác động đến môi trường.

Xem thêm : tại sao bao bì nhựa vẫn thống lĩnh thị trường

Một số cách tái chế nhựa

Tái chế vỏ chai nhựa hay một số đồ dùng bằng nhựa khác không những góp phần bảo vệ môi trường mà còn là cách sáng tạo nên những vật dụng độc đáo, hữu ích trong cuộc sống. Xu hướng sống xanh với các sản phẩm được tái chế từ rác thải, nhựa hay thuỷ tinh được ủng hộ trên toàn thế giới. Xu hướng này mang đến các ưu điểm như tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có, bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí.
Ta có thể tái chế rác nhựa thành chậu cây, thành đồ trang trí, kể cả là làm đồ chơi cho trẻ. Việc tái chế các chai nhựa, giấy bỏ đi,... thành đồ chơi cho bé góp phần bảo vệ môi trường. Các đồ chơi con vật, ô tô,... từ rác thải chắc chắn sẽ tạo hứng thú cho các bé. Ngoài ra, có rất nhiều món đồ sau khi hỏng hóc vẫn có thể biến thành các vật dụng khác cho gia đình bạn. Đối với các loại can nhựa lớn, bạn có thể cắt đôi chúng theo đường vát xéo để làm hót rác. Bạn có thể tận dụng lốp xe tải không dùng đến để làm thành giường ngủ cho thú cưng hay bồn trồng cây. Tuy nhiên, trong quá trình tái chế các rác thải từ nhựa, bạn cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố vệ sinh, vì các sản phẩm này đều đã qua sử dụng và có thể tồn đọng nhiều mùi hôi, bụi bẩn và vi khuẩn gây hại.