May 20, 2021

Bảo hiểm tòa nhà

Bảo hiểm tòa nhà , b

ao hiem toa nha

Đối tượng áp dụng bảo hiểm tòa nhà

Tòa nhà, cao ốc, trụ sở văn phòng làm việc, các tòa nhà chung cư…cơ quan, tổ chức và cá nhân có cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ.

Tài sản phải tham gia bảo hiểm tòa nhà

Tài sản mua bảo hiểm tòa nhà gồm:

1. Nhà, công trình kiến trúc và các trang thiết bị kèm theo;

2. Máy móc thiết bị;

3. Các loại hàng hoá, vật tư, tài sản khác.

Những tài sản trên được bảo hiểm khi giá trị của tài sản tính được thành tiền và được ghi trong Hợp đồng bảo hiểm.

***==>> mẫu Giấy yêu cầu bảo hiểm

***==>> Mẫu Danh mục tài sản

Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Doanh nghiệp bảo hiểm là doanh nghiệp được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ.

2. Bên mua bảo hiểm là cơ quan, tổ chức và cá nhân sở hữu hoặc quản lý hoặc sử dụng cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ và được ghi tên trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.

3. Cháy là phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát sáng do nổ hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác.

4. Nổ là phản ứng hoá học gây ra việc giải phóng khí và năng lượng đột ngột với khối lượng lớn đồng thời phát ra âm thanh và ảnh hưởng vật lý đến các vật xung quanh nhưng loại trừ:

a) Tài sản được bảo hiểm bị phá huỷ hay hư hại do nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp suất bên trong tạo ra hoàn toàn do hơi nước tạo ra bị nổ (chứ không phải do bắt cháy từ nguồn nổ) nếu nồi hơi và những máy móc thiết bị đó thuộc quyền sở hữu hay điều khiển của bên mua bảo hiểm.

b) Bình chứa, máy móc hay thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó bị hư hại hay phá huỷ do nổ các chất liệu đó (điểm loại trừ này không áp dụng trong trường hợp bảo hiểm cháy, nổ xăng dầu).

5. Cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ là các cơ sở được quy định .

6. Mức khấu trừ là số tiền mà bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự kiện bảo hiểm. Mức khấu trừ được quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo nghị định của chính phủ.

Số tiền bảo hiểm tòa nhà

1. Số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá thị trường của tài sản phải tham gia bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc tại thời điểm tham gia bảo hiểm.

2. Trường hợp không xác định được giá thị trường của tài sản thì số tiền bảo hiểm do các bên thỏa thuận. Cụ thể như sau:

a. Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là tài sản thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo giá trị còn lại hoặc giá trị thay thế mới của tài sản tại thời điểm tham gia bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận.

b. Trường hợp đối tượng được bảo hiểm là hàng hoá (nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm) thì số tiền bảo hiểm là giá trị tính thành tiền theo khai báo của bên mua bảo hiểm.

Hiệu lực bảo hiểm tòa nhà

Hiệu lực bảo hiểm bắt đầu và kết thúc theo quy định tại Hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Huỷ bỏ bảo hiểm tòa nhà

1. Hợp đồng bảo hiểm sẽ chấm dứt hiệu lực một phần đối với một hoặc một số hạng mục tài sản:

a) Bị tháo dỡ hoặc di chuyển ra ngoài khu vực hoặc địa điểm đã được quy định tại Hợp đồng bảo hiểm.

b) Không còn thuộc quyền sở hữu hoặc quản lý hoặc sử dụng hợp pháp của bên mua bảo hiểm.

2. Hợp đồng bảo hiểm có thể bị hủy bỏ toàn bộ trong các trường hợp sau:

a) Bên mua bảo hiểm yêu cầu hủy bỏ hợp đồng nếu trong thời hạn Hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực chưa xảy ra sự kiện bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm phải thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm biết trước mười lăm (15) ngày. Trong vòng mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được thông báo huỷ bỏ, nếu doanh nghiệp bảo hiểm không có ý kiến thì Hợp đồng bảo hiểm mặc nhiên được huỷ bỏ, doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn lại cho bên mua bảo hiểm 80% số phí bảo hiểm tương ứng với thời gian huỷ bỏ.

b) Doanh nghiệp bảo hiểm cháy nổ đơn phương đình chỉ hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Quyền của bên mua bảo hiểm tòa nhà

1. Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm được phép kinh doanh bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc để mua bảo hiểm.

2. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích, cung cấp các thông tin có liên quan đến việc giao kết, thực hiện và chấm dứt Hợp đồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

3. Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường nhanh chóng, đầy đủ và chính xác theo quy định của Hợp đồng bảo hiểm.

4. Thoả thuận với doanh nghiệp bảo hiểm về những nội dung của Hợp đồng bảo hiểm nhưng không trái với các quy định của pháp luật.

5. Được hạch toán chi phí mua bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc vào giá thành sản phẩm, dịch vụ đối với cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc được tính vào kinh phí do ngân sách nhà nước cấp đối với đơn vị hành chính sự nghiệp.

6. Khởi kiện dân sự đối với doanh nghiệp bảo hiểm nếu doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện không đúng quy định tại Hợp đồng bảo hiểm và pháp luật có liên quan.

Trách nhiệm bảo hiểm tòa nhà

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong mọi trường hợp sẽ không vượt quá:

1. Số tiền bảo hiểm tương ứng với mỗi hạng mục tài sản và tổng cộng lại, không vượt quá tổng số tiền bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm tại thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm.

***===>> Nghị định 23 đầy đủ kèm theo biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc

2. Số tiền bảo hiểm còn lại sau khi bồi thường bất kỳ tài sản nào bị mất mát, hủy hoại hay hư hại xảy ra trong thời hạn bảo hiểm trừ trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm đã đồng ý khôi phục lại số tiền bảo hiểm sau mỗi lần thanh toán bồi thường

Những vụ cháy nhà cao tầng kinh hoàng
Trước vụ cháy chung cư Carina Plaza sáng 23/3/2018, nhiều tòa nhà cao tầng ở Hà Nội, TP HCM đã bị cháy, để lại nỗi kinh hoàng cho những người thoát nạn.
Cháy tòa nhà ITC: Trưa ngày 29/10/2002,vụ cháy kinh hoàng đã xảy ra ở tòa nhà Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, TP.HCM) làm 60 người chết, 70 người khác bị thương. Thiệt hại tài sản hơn 32 tỷ đồng. 11 bị cáo phải hầu tòa. Nguyên nhân vụ cháy là do làm việc trong vũ trường Blue, các thợ hàn đã để các tia lửa hàn có nhiệt độ 1.600 - 1.700 độ C tiếp xúc với các vật liệu mút nên xảy ra hỏa hoạn

Cháy tòa nhà 32 tầng ở trung tâm Sài Gòn: 17h ngày 24/5/2009, đám cháy lớn kèm theo nhiều tiếng nổ xảy ra tại tòa nhà 32 tầng trên đường Lê Duẩn, quận 1, TP HCM. Cột khói bốc cao hơn 100m khiến nhiều người dân hoảng hốt. Nơi cháy là ở cao ốc căn hộ cho thuê của khu phức hợp cao cấp Kumho Asiana Plaza. Nguyên nhân ban đầu gây cháy là do khí gas của hệ thống dàn lạnh bên hông phải của tòa nhà bị xì. Theo thống kê, ít nhất 35 cục nóng lạnh của hệ thống dàn lạnh đã bị thiêu rụi. Rất may không có thương vong nào xảy ra

Cháy chung cư HQC Plaza: Vào khoảng 22h40 ngày 15/7/2017, lửa bùng lên tại tủ điện ở tầng 11 thuộc khu chung cư HQC Plaza, huyện Bình Chánh, TPHCM. Chỉ ít phút sau, ngọn lửa nhanh chóng bao quanh tòa chung cư cao 24 tầng này. Hơn 300 hộ dân hốt hoảng dìu nhau chạy xuống dưới. Rất may là người dân đã được đưa ra khỏi chung cư an toàn, không có ai bị thương. Nguyên nhân ban đầu vụ cháy được xác định do chập điện.

Tin khác