January 11, 2021

Skale Network- Giải Pháp Tối Ưu Cho Mạng Lưới Ethereum

Sau 4 năm từ 2017 thì đến 2021, Ethereum lại một lần nữa đạt đỉnh giá cao nhất, điều này đem lại cho các nhà đầu tư với quỹ mạo hiểm những tài khoản thêm nhiều số 0 đằng sau cũng như tin tưởng sự tiềm năng của thị trường này, tuy nhiên đi cũng với đó là những nhược điểm bao gồm khoản phí khổng lồ mà mỗi giao dịch trên mạng lưới Ethereum phải trả cũng như tốc độ xử lý giao dịch kém hiệu quả.

Để giải quyết vẫn đề cố hữu này, các nhà phát triển blockchain đưa ra 2 phương án: phương án thứ nhất là mở rộng trên chính nền tảng Ethereum(On-Chain Scaling), phương án thứ hai là Off-Chain Scaling.

Ở phương án thứ nhất hay chúng ta thường được biết đến với cái tên Ethereum 2.0, nói đơn giản các nhà phát triển dự án Ethereum thay đổi cơ chế đồng thuận của họ từ POW sang POS, phải nói rằng để thay đổi toàn bộ "toà cao ốc Ethereum " sang một cơ chế đồng thuận mới không phải là chuyện một sớm một chiều. Thật vậy đến tận cuối năm 2020 chúng ta mới được thấy những người chủ dự án Ethereum tung ra thông báo chính thức rằng họ đã đang trong quá trình chuyển đổi, tuy vậy mọi thứ ở thời điểm hiện tại vẫn khá là mờ mịt.

Với phương án thứ 1 sẽ là phương án bị động, trong khi chúng ta sẽ không thể ngồi chờ đợi và chịu cảnh phí cũng như tốc độ của Ethereum cứ "hành hạ" sự phát triển chung của thị trường được, nên với phương án thứ hai, các dự án bên ngoài đã và đang xây dựng giải pháp layer-2 để giải quyết vấn đề này. Đào sâu hơn nữa, chúng ta có những giải pháp cho phương án thứ 2 này bao gồm State Channels, Sidechain, Plasma, Rollups. Trong đó, giải pháp sử dụng sidechain được xem là giải pháp thân thiện với các developers nhất, với hai cái tên sáng giá đang phát triển sử dụng giải pháp sidechain có thể kể đến như POA network cũng như Skale network.

Ở bài biết này mình sẽ tập trung bóc tách về Skale network trước còn POA network mình sẽ viết sau này, nhớ luôn truy cập thường xuyên bài viết để không phải bỏ lỡ những thông tin quan trọng nhé.

# Skale Network Là Gì?

Nói một cách dễ hiểu, Skale Network là một blockchain protocol sinh ra với mục đích giúp các nhà phát triển dễ dàng tạo ra các Dapps, giải quyết các vấn đề như phí giao dịch, tốc độ giao dịch trên mạng lưới Ethereum. Vượt qua cả mục đích xây dựng một giải pháp payer-2, múc đích cuối cùng của dự án là hướng tới một thế giới Web3 cho tất cả mọi người.

Điểm đặc biệt của dự án là chuỗi SKALE có thể thực thi thời gian khối phụ, với mỗi chuỗi có thể đạt tối đa 2.000 tps và chạy các hợp đồng thông minh ở trạng thái đầy đủ, hỗ trợ lưu trữ phi tập trung, thực hiện Rollups và học máy trong EVM. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng xác thực giao dịch gộp và mô hình bảo mật cao, có thể mở rộng và chống thông đồng.

Sau khi ra mắt Mainet 1 vào tháng cuối tháng 6 năm 2020, dự án đã có những kết quả bất ngờ với những con số cụ thể phản ánh sự tăng trưởng vượt bậc với hơn 70 Dapps đến từ những lĩnh vực đang xu hướng của thế giới crypto bao gồm Gaming, Social, Payments,... hệ sinh thái mở rộng với 40 đối tác.

Dự án khởi động từ năm 2017, đến nay đã diễn ra 3 giai đoạn mainnet:

  • Khởi chạy Mainnet Giai đoạn 1: Ngày 30 tháng 6 năm 2020
  • Khởi chạy Mainnet Giai đoạn 2: Ngày 1 tháng 10 năm 2020
  • Mainnet Giai đoạn 3 Ra mắt: Ngày 1 tháng 12 năm 2020

# Năm Đặc Điểm Chính Để Hiểu Về Dự án:

1) Cấu tạo

Skale được cấu thành từ 2 phần chính đó là Skale Manager và Skale Nodes:

  • Skale Manager: được đặt ở trong mạng của Ethereum có vai trò trong việc quản lý các công việc liên quan đến hợp đồng thông mình như: tạo ra cũng như phá hủy một Elastic Sidechain, rút tiền...
  • Skale nodes: có nhiệm vụ tạo mới hoặc xoá bỏ Virtualized Subnodes, điều phối các node trong mạng lưới, tương tác với Skale Manager. Phần này bao gồm Node Core và nhiều Virtualized Subnodes hợp lại. Trong đó Virtualized Subnodes được xem như là năng lực tính toán của của node, các Virtualized Subnodes sẽ được sắp xếp ngẫu nhiên và hoạt động với nhiều Elastic Sidechain khác nhau. Với Elastic Sidechain, các Elastic sidechain này tương thích với máy ảo của Ethereum, từ đó cho phép triển khai các hợp đồng thông minh một cách dễ dàng và tăng tính bảo mật. Ở Skale Network người dùng có thể tuỳ ý lựa chọn cấu hình cho Elastic Sidechain với cấu hình thấp (1/128), cấu hình trung bình (1/16) và cấu hình cao (1/1).

2) A Collusion-Resistant Leaderless Network

Thông thường các dự án sẽ có sử dụng rất ít các validator nodes, mặt lợi của điều này là làm tăng hiệu suất của hoạt động của mạng lưới nhưng mặt hại của nó là các node này dễ dàng thông đồng gây ra một số bất lợi với các giao dịch. Để cải thiện điều đó Skale Network sử dụng mô hình xác thực tổng hợp(a pooled validation model), phương pháp này này hoạt động được với cơ chế kết hợp các các phép gán nodes ngẫu nhiên với việc luân chuyển nodes thường xuyên giữa các validators, phương pháp này được biết với tên gọi Random Rotation Incentive Scaling.

3) Thuật Toán Mã Hoá BLS Threshold Và Đồng Thuận ABBA

Tại các phương pháp tiếp cận không lưu giữ sử dụng hệ thống bằng chứng gian lận để cho phép tài sản giữa các chuỗi có thể luân chuyển, thì SKALE Network sử dụng chữ ký BLS, hộp ký gửi trong mạng chính Ethereum và các cơ chế khác để cho phép quyền sở hữu và sử dụng có giám sát trong mạng (điều này cho phép để tận dụng các đảm bảo bảo mật của mạng chính nhưng đạt được hiệu suất vốn có trong Layer-2). Trong khi các mô hình Layer-2 khác cố gắng sử dụng các tương tác với mainnet để chạy xác minh, SKALE sử dụng mạng chính Ethereum để staking và cho các hoạt động quan trọng khác theo cách được hòa hợp tốt hơn.

Từ sự kết hợp của 2 giao thức DPoS và BFT(Byzantine Fault Tolerance) nhằm tận dụng những điểm tối ưu của chúng, dự án sử dụng giao thức ABBA(Asynchronous Binary Byzantine Agreement protocol) với mong muốn giao thức ABBA sẽ thể hiện được tính mạnh mẽ trong thời gian ngừng hoạt động của subnode.

4) Trải Nghiệm Người Dùng (UX)

Khác với những dự án có cùng mục đích, Skale đặt trải nghiệm của người dùng với sự ưu tiên hàng đầu, vì dự án cho rằng việc người dùng phải trải qua nhiều bước xác nhận giao dịch rắc rối, chịu nhiều loại phí và chờ đợi thời gian giao dịch mỗi khi mà giá Eth tăng giá làm người dùng không thể kiên nhẫn thêm được nữa, do đó dự án hy vọng những điều này sẽ được khắc phục sớm.

5) Sự Thân Thiện Với Hệ Sinh Thái Ethereum

Với những gì người ta có thể triển khai trên với mạng lưới của Ethereum thì người ta cũng có thể thực hiện tương tự trên mạng lưới của Skale. Như đã nhắc ở phía trên, các nhà phát triển có thể lập trình bằng ngôn ngữ Solidity của Ethereum để viết các hợp đồng thông mình, những hợp đồng thông minh này phù hợp với máy chủ EVM, từ đó có thể chạy cả trên Ethereum lẫn trên Skale Network.

Nhà phát triển còn có thể dùng đến các công cụ của mạng lưới Ethereum bao gồm các kết nối mạng qua web3.js và web3.py cũng như sử dụng các công cụ như Truffle và Remix. Không chỉ vậy, Skale còn hỗ trợ của những tiêu chuẩn của các token như ERC20, ERC721, ERC777 và Dai.

Vào năm 2019, để giới thiệu sản phẩm của mình cũng như khuyến khích những lập trình viên của Ethereum, Skale cũng đã có nhiều chương trình mở ra nhằm tăng số lượng lập trình viên code hợp đồng thông minh trên dự án của họ.

Việc hỗ trợ đầy đủ như này sẽ thu hút các sản phẩm từ các nhà phát triển, như một hệ quả tất yếu, các sản phẩm Dapps được xây dựng nhiều hơn dẫn đến dự án sẽ lớn mạnh hơn và điều tất yếu là giá trị nội tại token của dự án sẽ tăng theo.

# Skale Token - SKL

Token Usecase

Token của dự án với kí hiệu SKL, SKL là một ERC-777 token và là một token với nhiều chức năng có thể kể đến như:

  • Đầu tiên là các nhà lập trình viên cần SKL để mua computation, storage, bandwidth để sử dụng cho Elastic Sidechain trong hệ sinh thái.
  • Thứ hai, đối với nhà đầu tư có thể stake token để trở thành validator sau đó có thể chạy node cũng như nhận lại được lượng token nhất định. Đối với delegators, họ có thể ủy quyền token của họ cho validator và kiếm phần thưởng.
  • Cuối cùng là chức năng quản trị: ngoài hai chức năng kể trên, SKL holders còn có quyền vote cho những thay đổi trong tương lai của dự án

Phân Phối Token Và Token Sale

Đợt bán token đã diễn ra vào tháng 11 năm 2020

Token Release Schedule

# Team

Ceo là ông Jack O'Holleran. Với kinh nghiệm làm việc tại các công ty khởi nghiệp Công nghệ ở Thung lũng Silicon trong 15 năm, sau đó ông tích luỹ được kinh nghiệm về học máy/AI, di động, phần mềm bảo mật và blockchain. Không nhữnng thế ông còn là người đồng sáng lập Aktana, một nền tảng phân tích tiên tiến được hầu hết mọi công ty công nghệ sinh học và dược phẩm trên thế giới sử dụng. Năm 2008, ông đồng sáng lập IncentAlign, một nền tảng tiền tệ kỹ thuật số để Phân bổ Nguồn lực Doanh nghiệp được sử dụng bởi NASA. Trước đó, ông là giám đốc điều hành của Good Technology, một nền tảng nhắn tin và bảo mật di động. Công ty của ông đã được Motorola hỏi mua với giá gần 500 triệu USD vào năm 2006. Cuối cùng ông bắt đầu việc đầu tư tiền điện tử từ đầu năm 2013.

Với Stan - Ceo của Skale, Stan đã dành hơn 16 năm làm giám đốc điều hành công nghệ tại Thung lũng Silicon và có 18 năm kinh nghiệm về mật mã. Anh ấy đã làm việc tại Viện Max Planck, Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, Stanford và SunMicrosystems, nơi anh ấy đã làm việc trên Máy ảo Java đầu tiên. Anh ấy cũng làm việc tại các công ty khởi nghiệp Crypto Ingrian Networks và The Crypto Lab và là đồng sáng lập của Cloudessa và Galactic Exchange trước khi đồng sáng lập SKALE. Anh ấy có bằng Tiến sĩ Vật lý, là thành viên tích cực và là người đóng góp cho Quỹ Nghiên cứu Ethereum. Vài năm trước, anh ấy quyết định chuyển về Kharkiv, Ukraine, nơi anh điều hành hầu hết các vấn đề về kỹ thuật của SKALE.

Sau này, vào năm 2017 Jack O'Holleran có duyên gặp gỡ người đồng sáng lập SKALE và CTO của SKALE Labs, Stan Klakdo, khi cả hai đang làm việc để xây dựng các ứng dụng phi tập trung. Cả hai đều gặp phải các vấn đề tương tự với việc mở rộng quy mô và tạo ra trải nghiệm người dùng. Đây là cách Stan nghĩ ra cấu trúc của SKALE và đó là lúc SKALE đã được tạo ra.

# Đối Tác

# Roadmap

Mọi thông tin về roadmap cũng như những định hướng phát triển tương lai của dự án các bạn có thể cập nhật trên kênh youtube của Skale.

# Nhận Xét Của Cá Nhân

Sự bùng nổ của thị trường cryptocurrency sẽ lớn mạnh, dẫn đến có quá nhiều dự án tên tuổi đứng trên vai người khổng lồ Ethereum, điều này vô tình tạo ra gánh nặng cho hệ sinh thái lớn bậc nhất thị trường crypto, vì vậy việc các dự án sử dụng giải pháp off-chain để giải quyết gánh nặng này cho Ethereum sẽ được xem là tối ưu nhất.

Skale Network, một dự án có ý tưởng tốt, làm việc nghiêm túc được xây dựng bởi đội ngũ đằng sau thật sự chất lượng, điều họ thiếu là sự thu hút nhiều lập trình viên xây dựng các Dapps trên network của họ, những nếu để ý kĩ, bạn có thể thấy những năm gần đây họ đang tuyển dụng rất nhiều vị trí marketing cũng như chạy những chiến dịch để mời gọi nhà phát triển dự án khác xây dựng trên Skale. Nếu theo đà phát triển này Skale Network sẽ là một cái tên rất sáng được nhắc rất nhiều lần trong thị trường crypto trong thời gian tới.

# Thông Tin Khác Về Skale Network

Website: https://skale.network/

Telegram: https://t.me/skaleofficial

Twitter: twitter.com/SkaleNetwork

Github: https://github.com/skalenetwork

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCpUk0eMmD00C7RXLT0g8SuA

*Nguồn tham khảo bài viết: https://skale.network/whitepaper ; https://skale.network/tokenomics