November 4, 2020

THƯƠNG VỤ MUA BÁN LỪNG DANH NGÀNH XA XỈ PHẨM ĐÃ ĐẾN HỒI KẾT

Thương vụ mua bán khổng lồ từ tập đoàn xa xỉ phẩm LVMH – Pháp và Công ty kim hoàn lừng danh Tiffany & Co – Mỹ cuối cùng đã đến hồi kết sau một thời gian trì hoãn.

Thứ Năm ngày 29/10/2020 vừa rồi, Đại gia hàng xa xỉ Pháp LVMH thông báo sẽ trả giá thấp hơn so với giá đề nghị trước đây để đi đến quyết định cuối cùng, sở hữu hãng trang sức Tiffany & Co. Giá trị thương vụ hiện chỉ còn khoảng 15,8 tỷ USD, giảm hơn 400 triệu USD so với thỏa thuận năm ngoái. Theo đó, các điều khoản chính khác của thỏa thuận sáp nhập vẫn không thay đổi. Hai bên cũng đã đồng ý giải quyết và chấm dứt tranh chấp pháp lý hiện tại, các vụ kiện tụng đang chờ xử lý của họ tại Tòa án Delaware Chancery.

Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành LVMH- ông Bernard Arnault cho biết. “ Cân bằng các thỏa thuận với Hội đồng quản trị của Tiffany phần nào giúp cho LVMH tự tin nhanh chóng thực hiện các bước còn lại trong thương vụ mua lại Tiffany và dễ dàng hơn trong việc thảo luận tiếp tục cùng với bộ phận Quản lý của Tiffany ở những vấn đề chi tiết khác trước khi đi đến bước thống nhất cho việc sáp nhập cuối cùng.”

“Chúng tôi tin vào những tiềm năng to lớn của thương hiệu Tiffany và càng tin rằng LVMH sẽ là một ngôi nhà mới phù hợp cho sự phát triển thương hiệu Tiffany và các nhân viên trong tương lai hứa hẹn nhiều thú vị.” Bernard Arnault nói

Chủ tịch hội đồng quản trị Tiffany Roger Farah phát biểu “Hội đồng quản trị đã đi đến kết luận cuối cùng cho thương vụ này là vì đảm bảo lợi ích tốt nhất cho tất cả các bên liên quan về việc chắc chắn sẽ phải đóng cửa.

Một nguồn tin khác trong lĩnh vực xa xỉ của Pháp đã bật mí với một lời “đồn” trong ngành rằng: “ Về phương diện pháp lý của LVMH hiện đang không được thuận lợi cho lắm. Đã có một rủi ro hình ảnh lớn khi mua miễn cưỡng với giá ban đầu. Do đó, việc mua thương vụ lần này với giá giảm dù rất nhỏ so với ban đầu, nhưng sẽ cho truyền thông thế giới một hình ảnh tốt hơn về Tiffany và đồng thời cũng góp phần bảo vệ được hình ảnh LVMH.”

Từ quan điểm của các cổ đông LVMH Ortelli cho rằng, thương vụ này củng cố sự hiện diện của tập đoàn trên thị trường trang sức đầy tiềm năng và mang lại sự tín nhiệm cao: “Việc đảm bảo hơn bởi dưới vị thế tập đoàn sẽ có chiến lược hợp lý khi phối hợp các nguồn lực lâu dài, quan trọng hơn việc giảm giá vài tỷ của thương vụ này.”

Doanh số kinh doanh trong lĩnh vực trang sức và đồng hồ của LVMH vừa qua, bao gồm các thương hiệu lừng danh như Bulgari, Chaumet và Tag Heuer đã giảm 14% trong quý ba, cho thấy tình hình kinh doánh kém hiệu quả so với lĩnh vực về thời trang và đồ da, cụ thể tăng 12%. Nhìn chung doanh số toàn tập đoàn giảm 7%.

Lĩnh vực trang sức, vốn rất phụ thuộc vào ngành du lịch, vừa qua đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Trong khi trước đó, trang sức là một trong những danh mục xa xỉ phẩm phát triển nhanh nhất. Theo báo cáo từ Bain & Co năm 2019 lĩnh vực này tăng 9%.

Ortelli còn cho biết thêm, thương vụ mua bán đình đám này sẽ không làm ảnh hưởng đến các hoạt động M&A. “Các thương vụ M&A sẽ diễn ra độc lập, được thúc đẩy bởi sự hợp nhất và phát triển của ngành. Đại dịch thúc đẩy hoạt động hợp nhất và mua bán, sáp nhập. Chúng tôi cũng không mong đợi nhiều giao dịch lớn như vậy xảy ra vì thực tế không có nhiều nhà với tài sản quy mô lớn như vậy trên thị trường hiện nay. ”

Theo Solca, thỏa thuận này cũng là một dấu hiệu minh chứng về sự hồi phục trong ngành hàng xa xỉ phẩm. “Nhìn vào kết quả kinh doanh quý 3 của LVMH, nhu cầu đối với hàng xa xỉ vẫn rất cao. Tôi hy vọng lệnh giãn cách xã hội mới lần này ở Pháp và Châu Âu sẽ ít ảnh hưởng đến ngành hơn những gì cả thế giới đã chứng kiến trong suốt 10 tháng vừa qua. Trung Quốc dường như đã thoát ra được thời kì khó khăn ở đại dịch vừa rồi. Hy vọng cả thế giới sẽ sớm tìm được ánh sáng trong tương lai.”

Các hoạt động liên quan đến thương vụ sáp nhập LVMH và Tiffany dự kiến ​​sẽ hoàn tất vào đầu năm 2021, tùy thuộc vào sự chấp thuận của cổ đông Tiffany và các điều khoản theo đó. Giá thị trường cổ phiếu của LVMH đang trên đà tăng nhẹ. Trong đó, các cửa hàng xa xỉ phẩm ở Pháp, đang được xếp vào danh sách các mặt hàng kinh doanh không thiết yếu, và đang tiến hành đóng cửa trở lại khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố lệnh giãn cách xã hội mới